Dân IT Là Gì? Tất Tần Tật Về Dân IT

Với sự phát triển vượt bậc của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), 5G, vai trò của “dân IT” ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ chính là những người kiến tạo nên tương lai, định hình lại cách chúng ta làm việc, giải trí và tương tác với thế giới xung quanh. Vậy dân IT là gì? Dân học IT cần trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Hãy cùng FTechx Solutions tìm hiểu qua bài viết!

Dân IT là gì?

Tìm hiểu dân IT là gì
(Nguồn: Internet)

1. Định nghĩa dân IT

1.1. Dân IT là gì?

Định nghĩa dân IT là gì?

“IT” là viết tắt của cụm từ Information Technology (Công nghệ thông tin) và những người làm việc trong lĩnh vực này được gọi là “dân IT”. Nói một cách đơn giản, họ là những người làm việc với máy tính, phần mềm để nghiên cứu, triển khai và duy trì các các hệ thống ứng dụng, phần mềm, website,.. đồng thời cũng là những người bảo vệ an toàn cho dữ liệu và hệ thống.

1.2. Các công việc của dân IT là gì?

Công việc IT không chỉ đơn thuần là làm việc với máy tính, mà còn bao gồm nhiều nhiệm vụ đa dạng, tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn và vị trí đảm nhiệm. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhu cầu về nhân lực IT ngày càng tăng cao, mở ra vô vàn cơ hội việc làm IT hấp dẫn. Dưới đây là những công việc phổ biến của dân IT.

Các công việc của dân IT

Các công việc của dân IT
(Nguồn: Internet)

1.2.1. Phát triển phần mềm – Lập trình viên (Developer)

Viết code để tạo ra các ứng dụng, trò chơi, phần mềm quản lý… mà chúng ta sử dụng hàng ngày. 

Ví dụ: Phát triển ứng dụng đặt xe Grab, ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo.

1.2.2. Kỹ sư phần cứng (Hardware Engineer)

Là những người nghiên cứu, chế tạo, phát triển và sửa chữa, bảo trì các thiết bị phần cứng (như bo mạch chủ, CPU, RAM, ổ cứng,..) cho máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.

Ví dụ: Thiết kế con chip xử lý cho điện thoại di động, máy tính bảng.

1.2.3. Kỹ sư mạng (Network Engineer)

Kỹ sư hệ thống mạng là những người thiết kế, triển khai và bảo trì các hệ thống mạng (LAN, WAN, Internet,..). Họ có vai trò đảm bảo kết nối đường truyền luôn ổn định, đồng thời giám sát và xử lý các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng.

Ví dụ: Xây dựng mạng nội bộ cho các doanh nghiệp lớn, triển khai hệ thống wifi công cộng.

Dân IT làm kỹ sư hệ thống mạng

1.2.4. Kỹ sư bảo mật (Security Engineer)

Kỹ sư bảo mật hay kỹ sư an toàn thông tin chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và duy trì các chính sách bảo mật để bảo vệ hệ thống thống thông tin và dữ liệu doanh nghiệp khỏi hacker, virus và mã độc,..

Ví dụ: Kỹ sư bảo mật mã hóa giao dịch ngân hàng trực tuyến để bảo vệ thông tin thẻ tín dụng và mật khẩu của người dùng khỏi bị đánh cắp.

1.2.5 Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật (IT Support)

Hỗ trợ kỹ thuật (hay Information Technology Support) là bộ phận giải quyết các vấn đề về công nghệ mà cá nhân hoặc tổ chức gặp phải. Họ đóng vai trò cầu nối, giúp người dùng mạng, máy tính, phần mềm hiệu quả và an toàn.

Ví dụ: Khi máy tính bị treo, không thể gửi email, IT Support sẽ đến kiểm tra và khắc phục sự cố. 

Ngoài ra, dân IT còn đảm nhiệm nhiều vai trò khác tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn như:

  • Quản trị hệ thống (System Administrator)
  • Chuyên viên dữ liệu (Data Analyst/Scientist)
  • Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator)
  • Kỹ sư DevOps
  • Tester/QA (Quality Assurance)
  • Chuyên viên UI/UX Design
  • Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI Engineer),..

2. Những gì dân IT cần biết để trở thành chuyên gia Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (IT) là một lĩnh vực rộng lớn và luôn thay đổi. Không chỉ đơn thuần là một ngành nghề, IT còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngành IT thường có mức lương cạnh tranh và nhiều chế độ đãi ngộ tốt, nhưng để trở thành một chuyên gia thành công ở lĩnh vực này, dân IT cần trang bị những kiến thức và kỹ năng gì?

Dân IT cần học những gì?

Dân IT cần học những gì?
(Hình minh họa)

2.1. Trang bị kiến thức

  • Mảng Mobile: Phát triển ứng dụng cho điện thoại di động trên iOS và Android.
  • Mảng Website: Thiết kế và lập trình các trang web giúp người dùng tìm kiếm thông tin và sử dụng dịch vụ trực tuyến.
  • Mảng Embedded: Lập trình các thiết bị nhúng trong đồ gia dụng thông minh như tivi, máy giặt, điều hòa.
  • Mảng Desktop app: Phát triển phần mềm chạy trên máy tính để bàn.

Mỗi mảng có đặc thù riêng, và việc chọn lựa đúng mảng sẽ giúp dân IT phát triển kỹ năng và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ thông tin.

2.2. Kỹ năng mềm

  • Khả năng học hỏi: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, dân IT cần liên tục cập nhật kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Giải quyết vấn đề: Khả năng phân tích vấn đề, tìm ra giải pháp hiệu quả là rất quan trọng trong công việc của một kỹ sư CNTT.
  • Khả năng sáng tạo: Công nghệ đòi hỏi sự sáng tạo để giải quyết vấn đề và phát triển những giải pháp mới, tối ưu quy trình làm việc.
  • Khả năng chịu áp lực: Làm việc dưới áp lực cao là điều thường xuyên xảy ra đối với dân IT. Khả năng giữ bình tĩnh và hoàn thành công việc đúng hạn là một kỹ năng không kém phần quan trọng.
  • Kỹ năng tiếng Anh: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong ngành IT, vì vậy khả năng đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, viết mã nguồn và giao tiếp với đồng nghiệp cũng như khách hàng quốc tế là kỹ năng quan trọng không thể thiếu.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong ngành IT là một lợi thế lớn, giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp. Ngoài ra, các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và khả năng làm việc nhóm cũng rất cần thiết để đạt được thành công trong môi trường đầy thử thách của dân IT.

3. Cách tự học hiệu quả dành cho dân IT mới vào nghề

Tự học là một phương pháp hiệu quả để bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực IT. Tuy nhiên, để dân IT tự học hiệu quả, cần có một kế hoạch rõ ràng và kiên trì thực hiện. Dưới đây là lộ trình cho dân IT mới bắt đầu.

3.1. Xác định mục tiêu học tập

Trước khi bắt đầu, bạn cần xác định rõ mục tiêu học tập. Bạn muốn trở thành chuyên viên về lĩnh vực nào? Việc có mục tiêu học tập sẽ giúp bạn có động lực và dễ dàng lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp.

3.2. Lựa chọn nguồn tài liệu học tập

Để bắt đầu, điều đầu tiên bạn cần làm là xây dựng nền tảng vững chắc với những kiến thức cơ bản. Hiện tại, có vô vàn giáo trình IT trực tuyến và rất nhiều tài liệu học lập trình miễn phí, hãy chọn nguồn tài liệu IT phù hợp với mục tiêu của bạn. Dưới đây là những kiến thức cơ bản quan trọng mà bạn cần thành thạo trước khi bước vào các lĩnh vực chuyên sâu:

  • Ngôn ngữ lập trình (Python, Java, JavaScript, C++,…)
  • Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming)
  • Cấu trúc dữ liệu (Data Structures)
  • Giải thuật (Algorithms)
  • Hệ điều hành (Operating Systems)
  • Mạng máy tính (Networking)
  • Cơ sở dữ liệu (Databases).

3.3. Lên kế hoạch học tập

Kế hoạch học tập của dân IT càng rõ ràng, càng chi tiết sẽ giúp họ tập trung và không bỏ lỡ những bước quan trọng. Hãy lên kế hoạch học tập mỗi ngày với thời gian và chủ đề rõ ràng, đồng thời đặt ra các mốc tiến độ cụ thể theo tuần hoặc tháng để theo dõi sự tiến bộ của một cách hiệu quả. Đặc biệt, hãy thường xuyên thực hành, vì chỉ khi bắt tay vào làm, dân CNTT mới thực sự đánh giá đúng năng lực và thành quả của mình học được. 

Dân IT lên kế hoạch học tập

3.4. Tham gia các cộng đồng IT

Tham gia các cộng đồng lập trình sẽ giúp bạn học hỏi thêm từ những người có kinh nghiệm. Bạn có thể tham gia diễn đàn, nhóm Facebook về dân IT, hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo để trau dồi kiến thức của bản thân. Tại đây, bạn có thể trao đổi, hỏi đáp với những người cùng đam mê, cùng nhau giải quyết các bài toán lập trình và học hỏi kinh nghiệm từ họ.

3.5. Xây dựng các dự án nhỏ

Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế bằng cách tạo ra các dự án nhỏ. Việc này sẽ giúp bạn củng cố kiến thức và tăng cường sự tự tin.

4. Các câu hỏi thường gặp về dân IT

4.1. Cần học giỏi môn gì để trở thành dân IT?

Để trở thành một dân IT giỏi, bạn cần chú trọng vào các môn học sau:

  • Toán học: Nền tảng cho tư duy logic và giải quyết vấn đề.
  • Tin học: Kiến thức cơ bản về máy tính và lập trình.
  • Tiếng Anh: Ngôn ngữ chính trong lĩnh vực công nghệ.
  • Lập trình: Kỹ năng cốt lõi để viết mã.
  • Cơ sở dữ liệu: Quản lý và phân tích dữ liệu.
  • Mạng máy tính: Hiểu về kết nối và bảo mật mạng.
  • Hệ điều hành: Nắm vững cách hoạt động của hệ điều hành.

4.2. Dân IT lương bao nhiêu?

Theo Báo Thanh Niên, mức lương khởi điểm cho nhân sự IT có 1 năm kinh nghiệm hiện nay dao động từ 7 – 9 triệu đồng/tháng ở một số vị trí như: thử nghiệm phần mềm, lập trình website, hỗ trợ kỹ thuật. Mức lương IT từ 10 – 13,5 triệu đồng/tháng với vị trí kỹ sư nhúng, dữ liệu… Mức lương 19 triệu đồng/tháng đối với vị trí quản lý dự án.

4.3. Dân IT và lập trình viên khác nhau như thế nào?

  • Dân IT là thuật ngữ chung chỉ những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm các vai trò như lập trình viên, kỹ sư mạng, chuyên viên bảo mật, và nhiều vị trí khác.
  • Lập trình viên là một chuyên ngành cụ thể trong lĩnh vực IT, chuyên viết mã phần mềm, phát triển ứng dụng và hệ thống. Lập trình viên là một phần trong cộng đồng dân IT, nhưng không phải là tất cả.

Tóm lại, dân IT là một nhóm rộng lớn với nhiều công việc khác nhau, trong khi lập trình viên là một lĩnh vực cụ thể chuyên về viết mã và phát triển phần mềm.

FTechx Solutions - Đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp
Zalo/Phone: 0901 764 514
Email: Contact.ftechx@gmail.com
Địa chỉ: 431 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact